Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

ĐỊNH DẠNG PHÂN VÙNG Ổ CỨNG

(Tài liệu kham khảo trên Internet)

ĐỊNH DẠNG PHÂN VÙNG Ổ CỨNG

Phần 1: Khái niệm, định dạng phân vùng, các loại phân vùng và nguyên tắc phân vùng.
1.1 Khái niệm Phân vùng (Partition)
1.2. Định dạng phân vùng
1.3. Các loại phân vùng, nguyên tắc phân vùngPhần 2: Cách chia đĩa cứng, định dạng, phân vùng trong môi trường DOS (công cụ có trong đĩa Hiren’s BootCD, DVD)

2.1 Sử dụng công cụ Partition Magic Pro 8.05
2.2 Sử dụng công cụ Acronis Disk Director Suite 10.0Phần 3: Cách chia đĩa cứng, định dạng, phân vùng trong môi trường Windows (sử dụng phần mềm cài đặt Partition Magic Pro 8.05, Acronis Disk Director Suite v10)

3.1 Sử dụng phần mềm Partition Magic Pro 8
3.2 Sử dụng phần mềm Acronis Disk Director Suite v10

Phần 4: Kết luận đánh giá

4.1 Kết luận
4.2 Đánh giáPhần 5: Phụ lục


Nội dung

Phần 1: Khái niệm, định dạng phân vùng, các loại phân vùng và nguyên tắc phân vùng.


1.1. Khái niệm Phân vùng (Partition)

Phân vùng (partition): là tập hợp các vùng ghi nhớ dữ liệu trên các cylinder gần nhau với dung lượng theo thiết đặt của người sử dụng để sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Sự phân chia phân vùng giúp cho ổ đĩa cứng có thể định dạng các loại tập tin khác nhau để có thể cài đặt nhiều hệ điều hành đồng thời trên cùng một ổ đĩa cứng.



Ví dụ: trong một ổ đĩa cứng có thể thiết lập một phân vùng có định dạng FAT/FAT32 cho hệ điều hành Windows 9X/Me và một vài phân vùng NTFS cho hệ điều hành Windows NT/2000/XP/Vista/Win7 với lợi thế về bảo mật trong định dạng loại này (mặc dù các hệ điều hành này có thể sử dụng các định dạng cũ hơn).

Phân chia phân vùng không phải là điều bắt buộc đối với các ổ đĩa cứng để nó làm việc (một vài hãng sản xuất máy tính cá nhân nguyên chiếc chỉ thiết đặt một phân vùng duy nhất khi cài sẵn các hệ điều hành vào máy tính khi bán ra), chúng chỉ giúp cho người sử dụng có thể cài đặt đồng thời nhiều hệ điều hành trên cùng một máy tính hoặc giúp việc quản lý các nội dung, lưu trữ, phân loại dữ liệu được thuận tiện và tối ưu hơn, tránh sự phân mảnh của các tập tin.

Những lời khuyên dưới đây giúp sử dụng ổ đĩa cứng một cách tối ưu hơn:

Phân vùng chứa hệ điều hành chính: thường nên thiết lập phân vùng chứa hệ điều hành tại các vùng chứa phía ngoài rìa của đĩa từ (outer zone) bởi vùng này có tốc độ đọc/ghi cao hơn, dẫn đến sự khởi động hệ điều hành và các phần mềm khởi động và làm việc được nhanh hơn. Phân vùng này thường được gán tên là C.

Phân vùng chứa hệ điều hành không nên chứa các dữ liệu quan trọng bởi chúng dễ bị virus tấn công (hơn các phân vùng khác), việc sửa chữa khắc phục sự cố nếu không thận trọng có thể làm mất toàn bộ dữ liệu tại phân vùng này.

Phân vùng chứa dữ liệu thường xuyên truy cập hoặc thay đổi: những tập tin đa phương tiện (multimedia) nếu thường xuyên được truy cập hoặc các dữ liệu làm việc khác nên đặt tại phân vùng thứ hai ngay sau phân vùng chứa hệ điều hành. Sau khi quy hoạch, nên thường xuyên thực thi tác vụ chống phân mảnh tập tin trên phân vùng này.

Phân vùng chứa dữ liệu ít truy cập hoặc ít bị sửa đổi: nên đặt riêng một phân vùng chứa các dữ liệu ít truy cập hoặc bị thay đổi như các bộ cài đặt phần mềm. Phân vùng này nên đặt sau cùng, tương ứng với vị trí của nó ở gần khu vực tâm của đĩa (inner zone).

(Có nhiều phần mềm có thể sử dụng để quy hoạch các phân vùng đĩa cứng: fdisk trong DOS, Disk Management của Windows (2000, XP, win7) và một số phần mềm của các hãng khác, nhưng có thể chúng chỉ đơn thuần là tạo ra các phân vùng, xoá các phân vùng mà không thay đổi kích thước phân vùng đang tồn tại, chúng thường làm mất dữ liệu trên phân vùng thao tác. Partition Magic (hiện tại của hãng Symantec) thường được nhiều người sử dụng bởi tính năng mạnh mẽ, giao diện thân thiện (sử dụng chuột, giống các phần mềm trong môi trường 32 bit) và đặc biệt là không làm mất dữ liệu khi thao tác với các phân vùng)

1.2. Định dạng phân vùng

Lựa chọn định dạng các phân vùng là hành động tiếp sau khi quy hoạch phân vùng ổ đĩa cứng. Tuỳ thuộc vào các hệ điều hành sử dụng mà cần lựa chọn các kiểu định dạng sử dụng trên ổ đĩa cứng. Một số định dạng sử dụng trong các hệ điều hành họ Windows có thể là:



FAT(File Allocation Table): chuẩn hỗ trợ DOS và các hệ điều hành họ Windows 9X/Me (và các hệ điều hành sau). Phân vùng FAT hỗ trợ độ dài tên 11 ký tự (8 ký tự tên và 3 ký tự mở rộng) trong DOS hoặc 255 ký tự trong các hệ điều hành 32 bit như Windows 9X/Me. FAT có thể sử dụng 12 hoặc 16 bit, dung lượng tối đa một phân vùng FAT chỉ đến 2 GB dữ liệu.

FAT32(File Allocation Table, 32-bit): tương tự như FAT, nhưng nó được hỗ trợ bắt đầu từ hệ điều hành Windows 95 OSR2 và toàn bộ các hệ điều hành sau này. Dung lượng tối đa của một phân vùng FAT32 có thể lên tới 2 TB (2.048 GB).

NTFS(Windows New Tech File System): được hỗ trợ bắt đầu từ các hệ điều hành họ NT/2000/XP/Vista/Win7. Một phân vùng NTFS có thể có dung lượng tối đa đến 16 Exabytes.Không chỉ có thế, các hệ điều hành họ Linux sử dụng các loại định dạng tập tin riêng.

- Format: Format là sự định dạng các vùng ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng. Tuỳ theo từng yêu cầu mà có thể thực hiện sự định dạng này ở các thể loại cấp thấp hay sự định dạng thông thường.

+ Format cấp thấp

Format cấp thấp (low-level format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder (bao gồm cả các ‘khu vực” đã trình bày trong phần sector). Format cấp thấp thường được các hãng sản xuất thực hiện lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ đĩa cứng. Người sử dụng chỉ nên dùng các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại).

Khi các ổ cứng đã làm việc nhiều năm liên tục hoặc có các khối hư hỏng xuất hiện nhiều, điều này có hai khả năng: sự lão hoá tổng thể hoặc sự rơ rão của các phần cơ khí bên trong ổ đĩa cứng. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến một sự không đáng tin cậy khi lưu trữ dữ liệu quan trọng trên nó, do đó việc định dạng cấp thấp có thể kéo dài thêm một chút thời gian làm việc của ổ đĩa cứng để lưu các dữ liệu không mấy quan trọng. Format cấp thấp giúp cho sự đọc/ghi trên các track đang bị lệch lạc trở thành phù hợp hơn khi các track đó được định dạng lại (có thể hiểu đơn giản rằng nếu đầu đọc/ghi bắt đầu làm việc dịch về một biên phía nào đó của track thì sau khi format cấp thấp các đầu đọc/ghi sẽ làm việc tại tâm của các track mới).

Không nên lạm dụng format cấp thấp nếu như ổ đĩa cứng của bạn đang hoạt động bình thường bởi sự định dạng lại này có thể mang lại sự rủi ro: do sự thao tác sai của người dùng, các vấn đề xử lý trong bo mạch của ổ đĩa cứng. Nếu như một ổ đĩa cứng xuất hiện một vài khối hư hỏng thì người sử dụng nên dùng các phần mềm che dấu nó bởi đó không chắc đã do sự hoạt động rơ rão của phần cứng.

+ Format thông thường



Định dạng mức cao (high-level format) là các hình thức format thông thường mà đa phần người sử dụng đã từng thực hiện (chúng chỉ được gọi tên như vậy để phân biệt với format cấp thấp) bởi các lệnh sẵn có trong các hệ điều hành (DOS hoặc Windows), hình thức format này có thể có hai dạng:

Format nhanh (quick): đơn thuần là xoá vị trí lưu trữ các ký tự đầu tiên để hệ điều hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ liệu mới lên các dữ liệu cũ. Nếu muốn format nhanh: sử dụng tham số “/q” với lệnh trong DOS hoặc chọn “quick format” trong hộp lựa chọn của lệnh ở hệ điều hành Windows.

Format thông thường: xoá bỏ các dữ liệu cũ và đồng thời kiểm tra phát hiện khối hư hỏng (bad block), đánh dấu chúng để chúng không còn được vô tình sử dụng đến trong các phiên làm việc sắp tới (nếu không có sự đánh dấu này, hệ điều hành sẽ ghi dữ liệu vào khối hư hỏng mà nó không báo lỗi - tuy nhiên khi đọc lại dữ liệu đã ghi đó mới là vấn đề nghiêm trọng).Đối với bộ nhớ Flash thì cũng không nên format nhiều dễ làm hỏng ổ đĩa.+ Tham số khi format



Ở dạng format cấp thấp: các thông số thiết đặt phần nhiều do phần mềm của hãng sản xuất xác nhận khi bạn nhập vào các thông số nhìn thấy được trên ổ đĩa cứng (Model, serial number...) nên các thông số này cần tuyệt đối chính xác nhằm tránh sự thất bại khi tiến hành.

Ở dạng format thông thường: nếu là hình thức format nhanh (quick) thì các thông số được giữ nguyên như lần format gần nhất, còn lại có một thông số mà người tiến hành format cần cân nhắc lựa chọn là kích thước đơn vị (nhỏ nhất) của định dạng là cluster trong Windows XP (mục Allocation unit size trong hộp thoại lựa chọn format). Kích thước cluster có thể lựa chọn bắt đầu từ 512 byte bởi không thể nhỏ hơn kích thước chứa dữ liệu của một sector (với kích thước một sector thông dụng nhất là 512 byte). Các kích thước còn lại có thể là: 1024, 2048, 4096 với quy định giới hạn của từng loại định dạng (FAT/FAT32 hay NTFS).Sự lựa chọn quan trọng nhất là phân vùng cần định dạng sử dụng chủ yếu để chứa các tập tin có kích thước như thế nào. Để hiểu hơn về lựa chọn, xin xem một ví dụ sau: Nếu lưu một tập tin text chỉ có dung lượng 1 byte (bạn hãy thử tạo một tập tin text và đánh 1 ký tự vào đó) thì trên ổ đĩa cứng sẽ phải dùng đến ít nhất 512 byte để chứa tập tin này với việc lựa chọn kích thước đơn vị là 512 byte, còn nếu lựa chọn cluster bằng 4096 byte thì kích thước lãng phí sẽ là 4096 - 1 = 4095 byte.

Nếu như lựa chọn kích thước cluster có kích thước khá nhỏ thì các bảng FAT hoặc các tập tin MFT (Master File Table) trong định dạng NTFS lại trở lên lớn hơn.

Như vậy ta nhận thấy: nếu ổ đĩa cứng sử dụng cho các tập tin do các phần mềm văn phòng thường ngày (Winword, bảng tính excel...), nên chọn kích thước nhỏ: 1024 hoặc 2048 byte. Nếu chứa các tập tin là dạng các bộ cài đặt phần mềm hoặc các tập tin video, nên chọn kích thước này lớn hơn. Đặc biệt ở các ổ cứng nhỏ dành cho thiết bị di động thì sự lựa chọn thường là 512 byte (đây cũng thường là lựa chọn khi format các loại thẻ nhớ). Windows có thể cho bạn biết một tập tin kích thước thực (size) của nó và kích thước chứa trên đĩa (size on disk) của nó bằng cách bấm chuột phải và chọn Properties. Điều này giúp bạn có thể nhận ra sự lãng phí đã nêu. Phần mềm Partition Magic của Symantec có thể so sánh việc lựa chọn kích thước các cluster trên một phân vùng tồn tại dữ liệu.

1.3. Các loại phân vùng, nguyên tắc phân vùng

- Có 5 loại phân vùng trong hệ thống máy X86: Primary; Extended; Logical; NTFS; Non-DOS.
- Nguyên tắc:



Đối với Primary: là phân vùng đầu tiên và thường là duy nhất trên đĩa cứng để cài đặt điều hành, chỉ có Windows NT và các phiên bản sau của Linux thì có thể khởi động trên phân vùng Extended. Có tối đa 4 phân vùng Primary trên một ổ cứng hoặc 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended.
Đối với Extended: chỉ tồn tại khi có ít nhất một phân vùng Primary. Phân vùng này có thể chiếm một phần trống còn lại của đĩa hay chỉ chiếm một phần. Phần còn lại có thể chứa phân vùng NTFS hay Non-DOS.

Đối với Logical: trong phân vùng Extended phải có ít nhất 1 phân vùng Logical nếu bạn muốn DOS hay Windows truy cập đến đĩa cứng thông qua chữ cái đại diện. Nếu có phân vùng Extended mà không có phân vùng Logical trong nó thì bất cứ hệ điều hành nào cũng có thể thay đổi phân vùng Extended thành phân vùng Non-DOS.

Đối với NTFS: phân vùng NTFS thường được các phiên bản Windows sử dụng. Hệ điều hành Dos và Windows 8x, Me không có khả năng truy cập đến phân vùng này.
Đối với Non-DOS: phân vùng Non-DOS là phân vùng không được DOS hoặc Windows hỗ trợ.Các bạn tham khảo thêm tại đây:

Vậy phân vùng ổ đĩa cứng để làm gì?
Có những lý do khác nhau để sử dụng nhiều phân vùng:

Nhiều hệ điều hành: cho phép phân vùng để cài đặt nhiều hệ điều hành trên ổ cứng một.
Một số tập tin hệ thống: mỗi phân vùng có hệ thống tập tin riêng của mình, do đó có thể được tạo ra bởi hệ thống tập tin phân vùng khác nhau trên một đĩa vật lý. Điều này cũng làm tăng dung lượng trên đĩa.
Bảo mật dữ liệu: nếu các phân vùng hệ thống tập tin không chính xác, các phân vùng khác không bị ảnh hưởng. Điều này đặc biệt thuận lợi khi cần thiết để cài đặt lại hệ điều hành (ngay cả với các định dạng trước): Đây là thực tế có thể không có các dữ liệu, v v để thay đổi phân vùng khác hoặc để mất.
Tổ chức: bạn có thể lưu trữ dữ liệu cho các mục đích trong các phân vùng khác nhau. Ví dụ: các dữ liệu của hệ thống, chương trình ứng dụng và dữ liệu người dùng nằm trên khối lượng khác nhau, tạo điều kiện sao lưu.
Hệ thống an ninh: trong nhiều hệ thống Unix, có thể để ngăn chặn tất cả các phân vùng trên các tập tin thực thi.Một khi bạn đã quyết định làm thế nào để thiết lập phân vùng của ổ đĩa, hãy làm theo các hướng dẫn để cài đặt và chạy phần mềm phân vùng. Mặc dù phần mềm sẽ không cho phép bạn thực hiện lựa chọn không chính xác, bạn nên kiểm tra và kiểm tra các phân vùng mới để đảm bảo rằng bạn đã tạo và thiết lập các không gian ổ đĩa. Tạo và di chuyển phân vùng có thể mất 30 phút hoặc hơn, tùy thuộc vào ổ đĩa của bạn như thế nào. Phần mềm cũng sẽ định dạng phân vùng mới cho bạn.

Phần 2: Cách chia đĩa cứng, định dạng, phân vùng trong môi trường DOS (công cụ có trong đĩa Hiren’s BootCD, DVD)

2.1. Sử dụng công cụ Partition Magic Pro 8.05

Partition Magic Pro 8.05 là một phần mềm chuyên dùng để phân chia và tái… phân chia ổ cứng cũng như chuyển đổi các dạng thức phân vùng ổ cứng một cách dể dàng mà không làm mất dữ liệu đã có trong ổ cứng. Phần mềm có giao diện trực quan nên thích hợp với những người mới biết sử dụng máy tính.

Để khởi động từ đĩa CD Hiren’s Boot 10 (bản nào cũng được bạn có thể mua ngoài tiệm tin học). Bạn đưa đĩa CD vào ổ CDRom khởi động lại máy rồi bấm phím F12 để chọn mục Menu boot > Bạn chọn dòng CDROM (đối với Main Gigabyte), hay dùng phím mũi tên lên, xuống để di chuyển vệt chọn sáng rồi bấm Enter, (như hình bên dưới chọn 1):



Đối với trường hợp bạn boot từ USB thì bạn phải cắm USB vào trước sau đó khởi động lại máy, nhấn F12 để chọn mục Menu Boot (như hình trên chọn 2) > Bạn chọn dòng Hard Disk (cứ chọn khởi động từ đĩa cứng) nhấn Enter, xuất hiện Menu bao gồm: tên USB; tên ổ cứng, …bạn chọn đúng tên ổ USB nhấn Enter, (như hình bên dưới):



- Sau khi vào Menu Hiren’s Boot các bạn thực hiện theo hình dưới đây:








Đây là toàn bộ giao diện của chương trình (hình bên dưới):



Cụ thể:

- Menu General: tổng quan về Partition Magic; Apply Changes (thực hiện các thao tác để phân vùng ổ đĩa), Discard All Changes (hủy bỏ toàn bộ thao tác phân vùng ổ đĩa).
- Menu Disk: chọn ổ đĩa cần thao tác (nếu có từ 2 ổ cứng vật lý trở lên)
- Menu Partitions: chọn phân vùng cần thao tác
- Menu Operations:





Resize/Move: di chuyển hoặc thay đổi kích thước phân vùng (không làm mất dữ liệu).
Create: tạo phân vùng mới (dùng khi chưa có phân vùng nào cả trên dung lượng còn trống).
Delete: xóa phân vùng.
Undelete: phục hồi phân vùng đã xóa
Label: đặt nhãn đĩa
Format: định dạng phân vùng
Copy: sao chép phân vùng
Merge: ghép 2 hay nhiều phân vùng thành 1 phân vùng duy nhất (không làm mất dữ liệu).
Check for Errors: kiểm tra lỗi phân vùng.
Info: thông tin ổ đĩa.
Convert: chuyển đổi định dạng phân vùng FAT thành FAT32, FAT thành NTFS, FAT32 thành FAT, NTFS thành FAT, NTFS thành FAT32, chuyển đổi phân vùng Primary (phân vùng chứa hệ điều hành, có thể boot được) thành Logical (phân vùng chứa dữ liệu, không thể boot) và Logical thành Primary (hình bên dưới):


+ Advanced : Bad Sector Retest (kiểm tra bad sector), Hide/Unhide Partition (ẩn/hiện phân vùng), Set Active (cho phép phân vùng Primary hoạt động, tức là phân vùng được phép boot), Resize Clusters (thay đổi kích thước Clusters, nếu cluster cao thì tốn nhiều dung lượng nhưng truy xuất nhanh và ngược lại), (hình bên dưới):



Khi thực hiện xong các thao tác phân vùng ổ đĩa, bạn phải bấm nút Apply thì chương trình mới bắt đầu quá trình thực hiện (vì quá trình phân chia đĩa nếu sai có thể dẫn đến hư ổ cứng, do đó các thao tác bạn thực hiện phải được kiểm tra kỹ lưỡng và chỉ được thực thi chương trình khi bấm nút Apply hoặc vào menu General chọn Apply Changes). Trong khi chương trình đang thực hiện thao tác phân chia đĩa, không được di chuyển trỏ chuột (có thể dẫn đến treo máy), không được khởi động lại hay tắt máy tính nửa chừng (có thể gây lổi Partition Table hoặc hư hỏng hoàn toàn ổ cứng). Chỉ được tắt máy khi có thông báo "All operations completed", (hình bên dưới):



a) Tạo phân vùng (partition)

Trên một ổ đĩa bạn có thể tạo 4 phân vùng Primary hay 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended. Mỗi phân vùng Primary là một ổ đĩa logic, riêng phân vùng Extended cho phép bạn tạo bao nhiêu phân vùng con cũng được (mỗi phân vùng con là 1 ổ đĩa logic).

- Chọn ổ cứng: trong cửa sổ chương trình Partition Magic Pro, bạn bấm mũi tên chỉ xuống trong ô chọn trên thanh toolbar để chọn ổ cứng cần phân vùng (hình bên dưới):



Sau đó chọn ổ cứng cần phân vùng.

- Tạo phân vùng Primary: bấm phím phải chuột vào không gian trống Unallocated rồi chọn Create trong menu ngữ cảnh (hay chọn partition rồi mở menu Operations > chọn Create) (hình bên dưới):


Sau đó xuất hiện hộp thoại sau (theo hình bên dưới):



- Xác lập thông số cho phân vùng Primary: từ hình trên trong hộp thoại Create Partition bạn xác lập như sau:

+ Chọn Primary Partition trong danh sách thả xuống của mục Create as (bấm chuột vào mũi tên chỉ xuống để hiển thị danh sách). Đây là phân vùng khởi động của ổ đĩa.

+ Chọn định dạng cho phân vùng này trong danh sách thả xuống của mục Partition Type. Bạn có thể định dạng phân vùng theo các chuẩn FAT, NTFS, Linux.
+ Đặt tên cho ổ đĩa logic tại mục Label.

+ Chỉ định dung lượng (tính bằng MB) cho phân vùng tại mục Size (dùng bàn phím số hay bấm chuột vào 2 nút mũi tên lên, xuống). Sau khi xác lập xong, bạn bấm nút OK.

Bạn có thể lập lại các bước trên để tạo thêm phân vùng Primary khác. Nếu bạn không phân chia nhiều ổ logic thì trong mục Size bạn để mặc định (toàn bộ dung lượng) và nhảy đến bước (Tiến hành ghi các thay đổi - Apply).

Trong quá trình tạo phân vùng, bạn có thể xóa và tạo lại phân vùng một cách dể dàng (xem hướng dẩn xóa phân vùng trong phần sau).

- Tạo phân vùng Extended: quay lại cửa sổ chính, bạn tiếp tục bấm phím phải chuột vào phần dung lượng chưa sử dụng của ổ đĩa (Unallocated) rồi chọn Create trong menu ngữ cảnh. Chọn phần dung lượng chưa sử dụng của ổ đĩa.



- Xác lập thông số cho phân vùng Logical: do phân vùng Extended chứa các phân vùng Logical nên bạn chỉ cần xác lập thông số cho phân vùng Logical. Trong hộp thoại Create Partition bạn cũng xác lập tương tự như khi tạo phân vùng Primary nhưng trong mục Create as bạn phải chọn là Logical Partition (các phân vùng này không thể khởi động được). Sau khi xác lập xong, bạn bấm nút OK.



Nếu bạn muốn chia nhiều phân vùng logic thì bạn điều chỉnh dung lượng trong mục Size rồi lập lại hai bước trên để tạo thêm các phân vùng logic khác, nếu không thì để Size mặc định.

- Tiến hành ghi các thay đổi: sau khi kết thúc việc tạo phân vùng, bạn bấm nút Apply để chương trình tiến hành ghi các thay đổi vào đĩa cứng thực sự (theo hình bên dưới):



Bấm nút Apply để tiến hành ghi các thay đổi. Khi hộp thoại Apply Changes xuất hiện, bạn bấm nút Yes để xác nhận việc phân vùng (theo hình bên dưới):



Bấm Yes để xác nhận.

b) Xóa phân vùng (partition)

Khi xóa phân vùng, chương trình đòi hỏi bạn phải xóa phân vùng Logical trước rồi mới được xóa phân vùng Extended.

- Xóa phân vùng Primary và Logical: bạn bấm phím phải chuột vào phân vùng Primary hay Logical rồi chọn Delete trong menu ngữ cảnh (hay chọn phân vùng rồi mở menu Operations > chọn Delete) (hình dưới):



Chọn phân vùng để xóa

Khi hộp thoại Delete Partition xuất hiện, bạn gõ OK vào ô Type OK to confirm partition deletion để xác nhận xóa phân vùng này. Sau đó, bấm nút OK. (hình bên dưới):



- Xóa phân vùng Extended: sau khi xóa tất cả phân vùng Logical xong, bạn bấm phím phải chuột vào phân vùng Extended rồi chọn Delete trong menu ngữ cảnh.



Chọn phân vùng Extended để xóa. Khi hộp thoại Delete Partition xuất hiện, bạn bấm nút Yes để xác nhận (như hình bên dưới):



- Tiến hành xóa phân vùng: sau khi kết thúc việc xóa phân vùng, bạn bấm nút Apply rồi bấm nút Yes trong hộp thoại Apply Changes để chương trình Tiến hành ghi các thay đổi lại ổ đĩa thật sự (theo hình bên dưới):



Bấm nút Apply và Yes để Tiến hành ghi lại các thay đổi của ổ đĩa.

c) Phục hồi phân vùng: bạn có thể phục hồi phân vùng FAT, FAT32, NTFS, Linux.

Chú ý:



Bạn chỉ phục hồi khi không gian của phân vùng bị xóa chưa được sử dụng.
Bạn chỉ có thể phục hồi lần lượt nếu có nhiều phân vùng bị xóa vì chương trình chỉ hiển thị danh sách từng phân vùng mỗi lần chạy.
Bạn không thể phục hồi nếu phân vùng bị xóa có lỗi ở hệ thống file.
Bạn không thể phục hồi phân vùng Primary nếu ổ đĩa có đến 4 phân vùng primary.d) Thay đổi kích thước phân vùng: từ giao diện hiển thị các phân vùng (như hình bên dưới):



Ở đây chúng ta nhìn thấy có 3 phân vùng là Win (chứa HĐH) (3GB), DATA(3GB) và GIAI TRI(2GB). Yêu cầu đặt ra là thay đổi dung lượng của ổ C: từ 3GB thành 2GB và tăng dung lượng của ổ D từ 3GB lên 4GB. Chúng ta sẽ thực hiện các bước như sau:
- Ổ C: giảm kích thước phân vùng từ 3GB thành 2GB thì ta Click phải chuột lên phân vùng WIN (C), chọn Resize/Move (hình bên dưới):





Xuất hiện cửa sổ thay đổi kích thước phân vùng (hình bên dưới):



Điền dung lượng mới cho phân vùng ở phần New Size (theo yêu cầu bạn điền 2000), mặc định phần dung lượng còn thừa sẽ đẩy về phía sau và tiếp tục Click OK.
Đây là phân vùng sau khi thực hiện giảm kích thước ổ C (hình bên dưới):



- Ổ D: tăng dung lượng của từ 3GB lên 4GB

Từ hình trên các bạn sẽ thấy ở phía dưới phân vùng WIN (C) có dư ra 1 phân vùng chưa được thiết đặt là gần 1GB (phần dung lượng này thừa ra sau khi giảm dung lượng của ổ (C) và nó nằm phía trước ổ (D) (có thể quan sát trên sơ đồ, khối màu hồng biểu thị các ổ đĩa đã tạo và khối màu xám là những phần dung lượng còn dư, chưa được tạo). Tiếp theo, Click phải chuột lên phân vùng DATA (D), chọn Resize/Move. Cửa sổ thay đổi dung lượng cho phân vùng D (hình bên dưới):




Tại đây, bạn có thể: dùng chuột kéo phần biên khối màu hồng sang che lấp khối màu xám. Thay đổi thông số ở phần Free Space Before về giá trị 0 và thay đổi thông số ở phần New Size thành 4000 (4GB) sau đó Click OK để chấp nhận cuối cùng Click Apply/Yes.

- Chú ý: khi thay đổi hoặc di chuyển phân vùng

Không thể thu nhỏ phân vùng nếu trong phân vùng không còn không gian trống.
Không thể mở rộng phân vùng nếu không có không gian trống ở kề bên phân vùng.
Trong thời gianđiều chỉnh kích thước hay di chuyển phân vùng NTFS, nếu có trục trặc phân vùng này có thể bị hư hỏng.e) Cách ghép (sát nhập) hai phân vùng thành 1 phân vùng

Bạn có thể sát nhập hai phân vùng D và E lại thành một phân vùng D, toàn bộ dữ liệu trong phân vùng D hay E sẽ được chuyển thành một thư mục trong phân vùng còn lại (tuy nhiên, bạn cũng nên sao lưu các dữ liệu cá nhân để đảm bảo an toàn cho dù có biến cố bất ngờ).

Cách làm cụ thể như sau:

- Bạn bấm phím phải chuột vào phân vùng E trên thanh Partition Map rồi chọn Merge trong menu ngữ cảnh (hình bên dưới):



- Bạn chọn phương cách xác nhập trong phần Merge Options của hộp thoại Merge Adjacent Partitions theo hình minh họa bên dưới:



Chọn tùy chọn 1, nếu muốn cho DATA 1 (ổ D) trở thành một thư mục của DATA 2 (ổ E). Chọn tùy chọn 2, nếu muốn cho DATA 2 trở thành một thư mục của DATA 1.

+ Nghĩa là Partition bạn chọn sẽ được chuyển thành một thư mục nằm trên 1 Partition cạnh nó.
+ Partitions cạnh Partition bạn chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục trên Partition mà bạn đã chọn.
Ta gọi Partition bị chuyển thành thư mục là Partition khách; Partition còn lại là Partition chủ.

Sau khi ghép, Partition mới sẽ có kích thước bằng tổng kích thước của 2 Partition con.

Bạn đặt tên cho thư mục lưu trữ nội dung của phân vùng bị mất khi sát nhập trong phần Merge Folder rồi bấm OK. Cuối cùng, bấm nút Apply để Partition Magic Tiến hành ghi các thay đổi lại ổ đĩa cứng.

- Chú ý: 



Bạn chỉ có thể ghép 2 Partition nằm cạnh nhau (2 Partition nằm cạnh nhau trong bảng liệt kê).
Giữa 2 phân vùng cần ghép (nhập) không được có phân vùng thứ 3 và bạn không thể ghép phân vùng FAT/FAT32 với phân vùng NTFS
Quá trình ghép có thể sẽ được thực hiện trong thời gian dài nếu như dữ liệu trong 2 Partition ghép và được ghép là lớn.f) Chuyển đổi kiểu File hệ thống của phân vùng (Partition)

Để chuyển đổi kiểu file hệ thống ta chọn 1 Partition trong bảng liệt kê, vào Menu Operatitions rồi chọn Convert hoặc Click chuột phải lên Partition trong bảng liệt kê rồi chọn Convert. Một Menu sẽ xuất hiện (hình bên dưới):



Bạn có thể chọn một trong các kiểu chuyển đổi:



Từ FAT sang FAT32, HPFS hoặc NTFS
Từ FAT32 sang FAT
Từ NTFS sang FAT hoặc FAT32Ngoài ra bạn cũng có thể chuyển 1 Partition từ Logical thành Primary và ngược lại.
Chú ý: sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện quá trình chuyển đổi.

g) Các thao tác nâng cao

Chọn 1 Partition trong bảng liệt kê, vào Menu Operations/Advanced hoặc Click chuột phải lên Partition rồi chọn Advanced như hình bên dưới:



- Bad Sector Retset: kiểm tra các sector được đánh dấu là “bad” trên đĩa cứng xem thử nó còn sử dụng được nữa hay không.

- Hide Partition: làm “ẩn” partition; partition sau khi làm ẩn thì hệ điều hành sẽ không còn nhận ra được nữa. Để làm xuất hiện lại partition, bạn chọn lệnh Unhide partition (nếu bạn chọn Advanced trên 1 partition đã bị ẩn thì lệnh Hide partition sẽ được thay bằng lệnh Unhide partition).

Chú ý: nếu bạn có nhiều phân vùng primary thì chỉ có phân vùng khởi động “hiện” còn lại các phân vùng khác sẽ tự động “ẩn”.

- Resize Root: thay đổi số lượng file và thư mục con mà thư mục gốc có thể lưu trữ.
- Set Active: làm cho partition “active”. Tại một thời điểm chỉ có thể có 1 partition được active và hệ điều hành nào cài trên partition active sẽ được chọn khởi động lúc bật máy.
- Resize Clusters: thay đổi kích thước của 1 clusters. Clusters là một nhóm các sector. Mỗi lần đọc/ghi đĩ cứng ta đều truy xuất từng clusters chứ không phải là từng sector; làm như thế sẽ tăng tốc độ truy xuất đĩa cứng. Thay đổi kích thước clusters chính là thay đổi số sector trong một clusters. Số sector trong 1 clusters càng lớn thì đĩa cứng truy xuất càng nhanh; nhưng cũng sẽ gây lãng phí dung lượng đĩa nhiều hơn.

h) Các thao tac khác

- Kiểm tra lỗi: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, hay chuột phải vào partition xem hình bên dưới:



- Thông tin về partition: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, hay chuột phải vào partition xem hình bên dưới:




- Tăng tốc độ các thao tác: bạn vào Menu như hình bên dưới:



Trong phần Skip bad sector checks bạn hãy đánh dấu chọn tất cả các partition trong danh sách. Lựa chọn này sẽ làm cho tốc độ của các thao tác nhanh hơn khoảng 30-35%, xem hình bên dưới:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét